Sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm một cách an toàn
SỬ DỤNG HÓA CHẤT PHÒNG THÍ NGHIỆM MỘT CÁCH AN TOÀN
Phòng thí nghiệm là nơi thực hành, học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, nhà khoa học. Tuy nhiên, dó cũng là nơi đặc biệt nguy hiểm nếu không tuân thủ quy tắc an toàn.
Ngày nay người ta cố gắng hạn chế sủ dụng hoá chất độc hại, nhưng không thể hoàn toàn không sử dụng trong nghiên cứu. Hơn nữa, các hoá chất mới đang sử dụng trong thực nghiệm chỉ phát hiện ra các tính chất độc hại nghiêm trọng của nó trong nhiều năm sau đó. Vì vậy, tất cả mọi người bước vào phòng thí nghiệm phải biết và hiểu hướng dẫn an toàn phòng nghiệm để đảm bảo an toàn cho chính bản thân va những người khác mình cùng làm việc, cũng như dảm bảo an toàn môi trường.
Trang bị bảo hộ
Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm, dù không thực sự thực hành như khi bạn chỉ viết nhật kí thí nghiệm ở trong phòng thí nghiệm. Không đeo kính sát tròng, dù là bạn đã dùng kính bảo hộ vì những tai nạn xảy ra khi hoá chất ở dưới kính sát tròng gây tổn thương nặng hơn.
Đi giày kín mũi và quần dài hạn chế tổn thương ở phần chân cho bạn, không đi xăng đan hay quần sooc vào phòng thí nghiệm.
Tóc dài cần cột gọn lại, nhất la khi dùng lửa ngoài, không phải là trong lò kín.
Hoạt động
Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm
Các thí nghiệm với các chất độc, chất bay hơi phải tiến hành trong tủ hút
Cặp, túi để trên kệ dành riêng cho nó
Không được nếm bất cứ chất gì trong phòng, không ngửi trực tiếp bất cứ khí hay chất có mùi, mà phải tuân theo phương pháp chuẩn để định mùi với bàn tay.
Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm,
Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng gồm thiết bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, hoá chất cấp cứu…
Các điểm cần lưu ý:
Sử dụng hóa chất:
– Cần tuân thủ nghiêm các quy định sử dụng hóa chất, chú ý các ký hiệu vật tư ghi trên các chai lọ đựng hóa chất
– Các chất, dung môi dễ cháy không để gần lửa, không đun ngọn lửa trần.
– Các chất, dung môi độc khi pha chế và sử dụng tiến hành trong tủ hút và phải cẩn thận: VD: không đổ nước vào acid đậm đặc, natri kim loại không để gần nước…
– Không ngửi trực tiếp các chất dễ cháy, dễ bay hơi…
– Các dung môi đã sử dụng nên thu gom riêng vào các can, thùng chứa riêng để xử lý, tuyệt đối không nên xả vào nguồn nước thải.
Sử dụng các dụng cụ thủy tinh:
– Khi cho ống thủy tinh qua nút phải cẩn thận rất dễ gãy.
– Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất dễ vỡ.
– Nếu bị đứt tay bằng thủy tinh cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 90 rửa và băng lại.
– Các dụng cụ thủy tinh vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.